Máy tạo oxy hay còn gọi là máy thở oxy là một thiết bị y tế không thể thiếu đối với các bệnh nhân bị bệnh về hô hấp như suy tim, suy phổi,… Vậy máy thở oxy là gì? Trong trường hợp nào bạn nên sử dụng máy thở oxy?
Máy tạo oxy là gì?
Máy tạo Oxy, Máy thở oxy (hay Oxygen Concentrator) là thiết bị có chức năng làm giàu Oxy từ không khí bên ngoài với khả năng làm giàu nồng độ Oxy lên tới 90-95% Oxy. Chính vì vậy đây là thiết bị thường được dùng cho bệnh nhân, cho người già yếu để thay thế cho các dòng bình Oxy hóa lỏng thông thường, hoặc bình oxy vốn rất nguy hiểm và bất tiện.
Có mấy loại máy tạo oxy y tế?
Cách phân loại máy tạo oxy phụ thuộc vào nhiều yếu tố như hiệu suất, nồng độ,… Tùy vào mục đích và sự chỉ dẫn của bác sĩ mà bạn lựa chọn yếu tố phù hợp nhất với mình. Bài viết này, chúng tôi sẽ chia các loại máy tạo oxy theo hiệu suất phổ biến cho bạn tham khảo.
Hiệu suất thực chất là lưu lượng khí oxy máy tạo ra trong 1 phút. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều mẫu máy với hiệu suất từ lớn đến nhỏ. Nhưng được ứng dụng nhiều nhất là loại 3 lít, 5 lít , 7 lít và 10 lít. Các loại nhỏ hơn hay lớn hơn ít được sử dụng hơn.
Nguyên lý hoạt động của máy tạo Oxy
Trong không khí tự nhiên, hàm lượng oxy chiếm khoảng 21%, còn lại là nitơ và các khí khác (79%). Nguyên tắc của máy tạo oxy là hút khi tự nhiên vào máy sau đó hấp thụ và xả khí nitơ ra ngoài, giữ lại khí oxy cung cấp cho bệnh nhân qua một đường khác. Để hấp thụ nitơ, người ta sử dụng các hạt Zeolite.
Không khí được hút qua bộ lọc, sau đó đưa vào một máy nén khí (áp suất tại đây vào khoảng 2-3 at), sau khi được làm mát không khí dưới dạng khí nén sẽ đi qua hệ thống van 4 chiều, hệ thống van này lần lượt đóng mở để đưa không khí nén qua dồn vào bình, đồng thời đẩy nitơ do hạt Zeolite giữ lại trong hai bình molecular sieve bed ra ngoài, đẩy oxy mới vào bình tích áp chứa oxy. Chu trình, thời gian đóng mở của van được điều khiển tự động bằng mạch điện tử dựa trên tính toán về dung tích bình, lưu lượng hay áp lực khí…
Không khí được bơm vào bình với 1 áp suất thích hợp. Khí nitơ sẽ bị hóa chất (hạt Zeolite) hấp thu, khi đạt áp suất quy định, oxy sẽ sẽ được đẩy vào bình chứa (bình tích áp oxy) làm áp suất trong bình chứa hạt zeolite giảm đi. Khi giảm đến một áp suất nhất định, van sẽ đóng đường nạp oxy và xả khí N vừa hấp thu ra ngoài để tái tạo hóa chất.
Cứ như vậy không khí nén được đưa qua hệ thống van và bình lọc, tạo ẩm để đưa oxy ra cho bệnh nhân sử dụng, một phần được trích lại qua sensor oxy để theo dõi hàm lượng oxy nếu thấp quá 60% sẽ được máy báo động để sửa chữa hoặc thay hạt lọc…
Do nguyên tắc hoạt động trên,khi máy hoạt động sẽ nghe thấy tiếng “bụp” và “xè”. Tiếng “bụp” là khi nén áp suất, tiếng “”xè” là khi xả khí N ra ngoài tái tạo hóa chất.Thời gian đóng mở van rất quan trọng cho tỷ lệ oxy đầu ra.
Sau khoảng thời gian sử dụng (khoảng 5-7.000 giờ tùy hãng) các bao vải chứa hóa chất thường sẽ bị rách, hóa chất nát vụn kết hợp với độ ẩm sẽ làm nghẹt các đường ống. Thông thường phải kiểm tra, bảo dưỡng đường ống và thay thế hạt Zeolite định kỳ để đảm bảo tỷ lệ oxy đạt tiêu chuẩn.
Cấu tạo của một máy tạo oxy
dưới đây thể hiện cấu tạo chung của một máy tạo oxy (thông thường không có đầu tạo khí dung và đầu đo SpO2)
- Màn hình hiển thị thông số sử dụng
- Nút nguồn.
- Đèn/ âm thanh cảnh báo.
- Đầu đo SpO2 ( option )
- Lưu lượng kế oxy
- Nút điều chỉnh lượng oxy
- Cửa lấy không khí vào
- Bình tạo ẩm
- Đầu ra khí dung ( option )
- Mặt nạ khí dung
Cách sử dụng máy thở oxy ( máy tạo oxy ) như thế nào?
Những bệnh nhân cần phải sử dụng đến máy thở oxy đa số đều có tình trạng bệnh liên quan đến việc thiếu oxy. Đây chính là liệu pháp hỗ trợ tình trạng bệnh tiến triển tốt hơn, giúp cải thiện chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, sử dụng máy thở oxy như thế nào là đúng cách để mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn đọc hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng dưới đây của chúng tôi.
Bước 1: Người dùng cần lựa chọn vị trí thích hợp để cho phép thiết bị có thể kéo đi kéo lại trong phòng mà không bị hạn chế. Lưu ý, bạn cần để thiết bị cách tường và các vật dụng khác ít nhất 15 – 30cm và đặc biệt không để gần với bất kỳ nguồn nhiệt nào.
Bước 2: Trước khi sử dụng thiết bị, bạn cần kiểm tra và gắn các phụ kiện đi kèm sao cho thích hợp với ổ cắm oxy.
Trường hợp máy không sử dụng bộ phận làm ẩm, bạn hãy kết nối ống thông mũi của máy đến đầu ra oxy, còn nếu máy sử dụng bộ phận làm ẩm thì bạn cần:
- Tháo cốc tạo ẩm.
- Mở nắp cốc rồi đổ nước tinh khiết vào cốc theo vạch chỉ định sẵn của nhà sản xuất, sau đó vặn nắp lại như trước.
- Gắn cốc lọc vào thân máy.
- Cắm đường dây dẫn vào vị trí cổng giao trên cốc lọc.
- Cắm nguồn điện và khởi động máy.
Bước 3: Nhấn công tắc nguồn để máy bắt đầu hoạt động. Bệnh nhân có thể thở bằng máy ngay lập tức hoặc có thể chờ khoảng 10 phút để máy đạt được độ oxy tinh khiết. Lưu ý: Khi sử dụng liệu pháp oxy đơn giản bằng cách xin ý kiến bác sĩ của bạn. Khi làm vậy, bác sĩ của bạn có thể xác định lượng oxy bạn nên cân nhắc và trong thời gian bao lâu.
Bước 4: Để điều chỉnh lưu lượng dòng oxy theo yêu cầu, bạn xoay núm điều chỉnh trên đầu ống thủy đo lưu lượng oxy. Mức oxy có thể điều chỉnh là 1 – 10 lít, tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ.
Lưu ý khi sử dụng máy thở oxy
Máy thở oxy sau khi đã qua lọc loại bỏ các khí độc hại có thể tạo ra oxy tinh khiết có nồng độ 93 – 98%. Tùy vào mức độ thiếu oxy của người bệnh mà bạn đưa ra cách chỉnh mức áp suất tạo oxy cho phù hợp và cần lưu ý một số điều như sau:
Trường hợp người bệnh đang ở mức độ 1:
- Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì mức lưu lượng oxy tạo ra sẽ là 2 – 2,5 lít/phút.
- Đối với loại máy tạo oxy 5 lít thì mức lưu lượng oxy tạo ra sẽ là 2 lít/phút.
Trường hợp người bệnh cần thở ở mức độ 2:
- Đối với bệnh nhân cần được thở oxy ở mức 2 thì nên sử dụng máy tạo oxy 3 lít ở mức vặn vạch tạo oxy là 3 – 3,5 lít/phút.
- Đối với máy 5 lít thì vặn ở vạch 3 lít/phút.
Trường hợp bệnh nhân cần thở ở mức độ 3:
- Đối với loại máy tạo oxy 3 lít thì bạn nên vặn vạch oxy 3 lít/phút.
- Đối với máy tạo oxy 5 lít thì khi sử dụng nên vặn vạch oxy 4,5 – 5 lít/phút.
Cuộc sống càng được nâng cao thì con người càng chú trọng đến sức khỏe. Việc sắm sửa cho người thân của mình những thiết bị y tế như thế này thực sự cần thiết. Khi bệnh nhân cần sự hỗ trợ của máy tạo oxy này để duy trì sự sống và phục hồi sức khỏe.